Trắc nghiệm Giáo dục công dân
7/28/2023 2:20:12 PM
nguyenanhdung ...

Câu 1: Người luôn thực hiện những quyđịnh chung của cộng đồng, của các tổ chức xã hội để tạo sự thống nhất trong hành động thì được gọi là người tuân thủ

A. điều ước.

B. pháp luật.

C. kỉ luật .

 

D. qui chế.

Trả lời:

C. Kỉ luật

Câu 2: Kể tên 20 công trình Việt Nam hợp tác với nước ngoài.

Trả lời:

1. Cầu Thăng Long

2. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô(Nay là bệnh viện Hữu Nghị)

3. Nhà máy thủy điện Hòa Bình

4. Tuyến đường sắt Bắc-Nam

5. Cầu hữu nghị Nhật Tân

 

6. Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

7. Bệnh viện Hồng thập tự Liên Xô

8. Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô( Tên chính thức là Cung Lao động Văn hóa hữu nghị Việt Xô)

9. Công viên Lê-Nin(vườn hoa Chi Lăng trước đây)

10. Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

11. Cầu Bãi Cháy(Quảng Ninh)

12. Đường ô tô Tân Vũ

13. Cầu Thanh Trì

14. Cầu Cần Thơ

15. Đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện

16. Đường nối Nhật Tân – Sân bay Quốc tế Nội Bài

17. Nhà ga thứ 2 – Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

18. Cầu hữu nghị Nhật Tân

19. Khách sạn Thắng Lợi

20. Trại bò Mộc Châu

Câu 3: Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội? Nêu 3 ví dụ về hoạt động chính trị - xã hội mà em biết.

Trả lời:

- Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Một số hoạt động chính trị xã hội:

+ Phong trào Trần Quốc Toản

+ Phong trào đền ơn đáp nghĩa.

+ Chăm sóc giúp đỡ người tàn tật, cô đơn, những người bị rủi ro trong chiến tranh, thiên tai.

Câu 4: Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phái mà em biết.

Trả lời:

* Tôn trọng lẽ phải :

- Chấp hành nội quy nơi sống và làm việc .

- Phê phán việc làm sai trái .

- Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích, đánh giá ý kiến hợp lý .

- Tôn trọng các quy định của nhà trường đề ra .

* Không tôn trọng lẽ phải :

- Làm trái quy định của pháp luật .

- Vi phạm nội quy trường học .

- Thích việc gì thì làm .

- Không dám đưa ra ý kiến của mình .

- Không muốn làm mất lòng ai, gió chiều nào che chiều ấy .

Câu 5: Hãy phân tích và chứng minh nhận định: "Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh tập thể"?

Trả lời:

Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy tiềm năng trí tuệ của mình đóng góp vào những công việc của tập thể, dân chủ tạo ra hoạt động công khai; kỉ luật là điều kiện tạo nên tính thống nhất trong hành động. Kỉ luật là điều kiên đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả; phát huy dân chủ và kỉ luật là khai thác có hiệu quả tiềm năng cả quần chúng, là sức mạnh của một tập thể biết đoàn kết, thống nhất trong hành động để đạt hiệu quả trong công việc.

Câu 6: Những việc làm thể hiện đức tính dân chủ kỉ luật là:

a) Nam luôn thực hiện đúng nội quy, quy định của lớp, của trường

b) Dũng mở nhạc xập sình vào giờ nghỉ trưa trong khu tập thể

c) Một buổi đi dã ngoại, Hạnh – lớp trưởng lớp 9A nhắc các bạn không vứt rác bừa bãi

d) Hùng phóng nhanh vượt ẩu, vượt cả đèn đỏ khi tham gia giao thông

d) Ông Bình – chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm việc có giờ giấc

Trả lời:

-Ý a. Vì: Nam đã rất tự giác trong việc thức hiện nội quy quy định trong nhà trường, bạn luôn đi học đầy đủ và đúng giờ. Việc làm đó cho thấy Nam là một người có kỉ luật rất tốt

-Ý c. Vì: Hạnh đã thể hiện mình là mọt lớp trưởng rất gương mẫu và có ý thức. Việc giữ gìn về sinh nơi công cộng là một điều rất cần thiết thể hiện ý thức của một người . Việc bạn hạnh nhắc nhở các bạn cho thấy bạn là một ng có kỉ luật

-Ý d.  Vì: Ông Bình dù là một người chức cao trọng vọng nhưng lại có tính kỉ luật vô cùng cao. Ông là tấm gương cho người cấp dưới học tập và noi theo

Câu 7: Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường?

A. Thu gom, phân loại, xử lí chất thải đúng nơi quy định.

B. Chôn chất thải độc hại vào đất.

C. Đốt các loại chất thải.

D. Tái chế, sử dụng các loại chất thải.

Trả lời:

Đáp án: A

Trả lời: Thu gom, phân loại, xử lí chất thải đúng nơi quy định là hoạt động góp phần bảo vệ môi trường.

Câu 8: Em tán thành hay không tán thành với quan điểm sống tốt gỗ hơn tốt nước sơn?

Trả lời:

Em đồng ý với quan điểm “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vì:

Giải thích câu tục ngữ

+ “gỗ”: chất lượng của đồ vật (ý chỉ phẩm chất bên trong của con người); “nước sơn”: hình thức bên ngoài.

+ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”: chất lượng bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài.

=> Khẳng định rằng vẻ đẹp bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài.

- Ý nghĩa của câu tục ngữ

+ Bất cứ đồ vật nào cũng nên xem xét chất lượng, đừng để vẻ bên ngoài hấp dẫn. Hình thức phải gắn liền với chất lượng.

+ Đánh giá con người nên coi trọng nội dung bên trong (bản chất) hơn là hình thức bên ngoài vì: Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng. Con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.

Câu 9: Em hãy điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực trong mỗi tình huống dưới đây thành suy nghĩ tích cực

Tình huống

Suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ tích cực

1, Minh xin bố mẹ một số tiền lớn để tổ chức sinh nhật hoành tráng giống một vài bạn trong lớp. Bố meh Minh không đồng ý. Bố mẹ Minh cho rằng: Minh cần chi tiêu phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của gia đình. Sau đó, bố mẹ cho Minh một số tiền vừa đủ để mua hoa quả, bánh kẹo mời các bạn.

Bố mẹ “chặt chẽ” với mình quá! Tổ chức sinh nhật mà không bằng các bạn trong lớp thì xấu hổ lắm.

 

2. Hòa và Lê là đôi bạn thân. Hôm trước, Hòa bị một bạn trong lớp khác chê bai trên Facebook. Hòa tức giận, rủ Lê và một vài bạn khác sau giờ học cùng đi “dằn mặt” bạn đó. Nhưng Lê từ chối và khuyên Hòa không nên làm như vậy.

Lê không phải là bạn tốt! Một người bạn cần hết lòng vì bạn của mình, không nên từ chối bất cứ yêu cầu gì của bạn.

 

 

Trả lời:

- Tình huống 1: Vì kinh tế nhà mình chưa khá giả, với cả tổ chức một buổi sinh nhật vui vẻ bên mọi người là được.

- Tình huống 2: Lê khuyên nhủ để Hòa nhận ra điều đúng đắn, không phạm những lỗi nghiêm trọng.

Câu 10: Xử lí tình huống:

Lớp Huy tổ chức đi dã ngoại có cuộc cắm trại giữa các tổ. Huy được phân công mang bạt để dựng trại. Đêm trước ngày đi dã ngoại Huy đã bị sốt, mặc dù bạn đã chuẩn bị sẵn bạt.

Nếu là Huy, em sẽ làm thế nào để thể hiện mình là người có trách nhiệm?

Trả lời:

Cách giải 1: Nếu là Huy em sẽ gọi điện nói với cô giáo rằng mình bị sốt để cô giáo phân người tới nhà mình lấy bạt và xin lỗi cô và cả lớp vì mình không hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Cách giải 2: Nếu là Huy em sẽ gọi điện nói với cô giáo rằng mình bị sốt và xin lỗi cô và cả lớp vì mình không hoàn thành tốt nhiệm vụ rồi sáng mai nhờ bố hoặc mẹ đem bạt đến trường. 

Câu 11: Hợp tác quốc tế mang lại ý nghĩa gì cho nhân loại, cho Việt Nam và cho bản thân em? Theo em tại sao hiện nay nước ta đã hòa bình nhưng vẫn cần tăng cường hoạt động quốc phòng, an ninh?

Trả lời:

- Ý nghĩa hợp tác quốc tế mang lại ý nghĩa gì cho nhân loại, cho Việt Nam và cho bản thân em:

+ Hợp tác với quốc tế, đem lại ích lợi là cho cuộc sống của nhân loại ấm no, hạnh phúc, phát triển kinh tế; đối với bản thân em thì có thể quen đc nhiều bạn mới.

- Cần tăng cường hoạt động quốc phòng, an ninh, vì:

+ Các nước thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây rối, tìm mọi cơ hội để gây bạo loạn, lật đổ và can thiệp vũ trang.

+ Trong thời kì mở cửa, bên cạnh những mặt tích cực, ở nước ta còn có những biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, quốc phòng và an ninh có vai trò trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Câu 12: Hãy nêu ví dụ về các chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất tiêu dùng của thị trường.

Trả lời:

- Ví dụ: Doanh nghiệp A là doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ ăn đóng hộp. Trước kia thì thường sản xuất những đồ ăn nhanh, nhưng gần đây doanh nghiệp thấy được nhu cầu của thị trường đang quan tâm đến sức khoẻ nhiều hơn và ưa thích mặt hàng có tính bảo vệ sức khoẻ. Vì thế doanh nghiệp A đã nghiên cứu và chuyển sang sản xuất những mặt hàng tốt cho sức khoẻ như các loại hạt giàu dinh dưỡng và hoa quả sấy.

Câu 13: Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Trả lời:

- Để truyền thống dân tộc được gìn giữ thì tất cả các thế hiện trẻ cần biết đến những nét đẹp văn hoá dân tộc để truyền lại cho con cháu đời sau. Vậy thế hệ trẻ cần làm những công việc như:

+ Tích cực tham gia những lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian.

+ Đi thăm quan các di tích lịch sử, tưởng nhớ công ơn của cha mẹ.

+ Luôn đoàn kết, yêu thương nhau giữa anh em bạn bè.

+ Luôn hiếu thảo với ông bà, nghe lời cha mẹ.

+ Góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh giàng chủ quyền lãnh thổ về việc chủ quyền biển đảo của Việt Nam, tố cáo ngay những đơn vị có hành vi xấu đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Lên án, bài trừ những hành vi gây ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc của học sinh: ăn mặc không đúng quy cách, ăn nói sử dụng từ mượn bừa bãi, tham gia vào các tệ nạn xã hội.

+ Tìm tòi học hỏi những nét văn hoá, truyền thống của địa phương mình và trên cả nước.

+ Tìm tòi học hỏi những lịch sử của dân tộc và đất nước ta.

+ Luôn tự hào nói về văn hoá dân tộc trước bạn bè quốc tế

Câu 14: Nhân vật Mai An Tiêm trong Sự tích dưa hấy đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn như thế nào khi làm vua cha tức giận? Trong hoàn cảnh đó, Mai An Tiêm đã thể hiện ý chí của mình ra sao?

Trả lời:

Trong Sự tích dưa hấu, khi làm vua cha tức giận, Mai An Tiêm và gia đình của mình đã bị đày ra một hòn đảo hoang giữa biển khơi. Nhân vật Mai An Tiêm đã phải đối mặt với hoàn cảnh rất khó khăn:

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...