Đào tạo ngành Logistic: Trường đại học còn gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh và đào tạo
7/16/2023 2:25:28 PM
nguyenanhdung ...

Dự báo đến năm 2030, nhu cầu nhân lực của ngành Logistics lên đến 2,2 triệu lao động, song có trường đại học còn gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh và đào tạo.

Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam, đến hết năm 2021 Việt Nam có khoảng 43.000 doanh nghiệp dịch vụ logistics, trong đó chiếm 90% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam, nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ; chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại 70% thị phần thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. [1]

Chính vì vậy, việc phát triển dịch vụ logistics là nhiệm vụ quan trọng, luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, nhiều chính sách phát triển của Nhà nước được đề ra, trong đó có chủ trương về đào tạo nhân lực ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Song song với thuận lợi, tại một số cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành Logistic hiện nay vẫn đang gặp phải nhiều vướng mắc trong quá trình tuyển sinh, giảng dạy.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...

Nhìn nhận từ thực tế, thầy Long bày tỏ sự lo lắng khi mỗi một năm ngành cần khoảng hơn 20.000 lao động chất lượng cao. Đã có tới 50 cơ sở giáo dục đào tạo ngành Logistic nhưng về kiến thức và kỹ năng của nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam cho thấy sự chênh lệch rõ rệt so với nhu cầu của cả các doanh nghiệp logistics và công ty sản xuất…

Thầy Long cho biết, nếu tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực của ngành Logistic này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây nên hệ lụy khôn lường. Trong đó, điều đáng nói nhất là khủng hoảng về nguồn nhân lực, không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động của xã hội dẫn đến sự đứt gãy trong chuỗi ngành nghề đang thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung.

Theo Trưởng bộ môn Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng nguyên nhân khiến ngành đang gặp vướng mắc trong công tác tuyển sinh tại trường là một bộ phận phụ huynh học sinh chưa tìm hiểu kỹ và hiểu lầm trường có địa chỉ ở Hòa Bình, không phải ở thành phố Hà Nội.

Điều này phần nào có tác động khiến việc tuyên truyền, tuyển sinh của trường đối với ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng còn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, Logistic là ngành học mới mở tại trường nên còn ít sinh viên lựa chọn theo học. Lý do là một số cơ sở giáo dục đã đào tạo ngành Logistic từ lâu, có truyền thống, có điểm chuẩn rất cao nhưng vẫn thu hút nhiều sinh viên vẫn thi tuyển theo học vì ít nhiều nhìn thấy hiệu quả trong đào tạo.

Hiện tại, Trưởng bộ môn cho biết ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng được đào tạo theo định hướng ứng dụng, kết hợp với doanh nghiệp nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực. Đồng thời giúp gắn đào tạo với thực tiễn để khi ra trường sinh viên tự tin trong công việc, doanh nghiệp không mất công đào tạo lại.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Long việc tăng cường hợp tác, phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội sẽ giúp gắn hoạt động đào tạo, thực hành, thực tập, tuyển dụng với thực tiễn một cách thực tế, tăng cường vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp với hoạt động phát triển toàn diện nguồn nhân lực đào tạo trong các trường đại học.

Tài liệu tham khảo:

[1] https://dangcongsan.vn/kinh-te/doanh-nghiep-logistics-chiem-thi-phan-trong-nuoc-con-khiem-ton-609010.html